Sự cố 349 Pepsi Number Fever

Người dân Philippines xuống đường biểu tình.

Vào ngày 25 tháng 5 năm 1992, tại chương trình phát sóng công bố giải thưởng định kì hàng đêm trên kênh ABS-CBN Channel 2 đã công bố con số trúng giải Đặc biệt kì này là 349.[4]

Vốn dĩ các con số và các nắp chai trúng giải Đặc biệt đã được PepsiCo kiểm soát rất chặt chẽ và đã lên danh sách từ trước. Như thường lệ, con số và 2 chiếc nắp chai đáng ra đã trúng giải Đặc biệt của ngày hôm đó đã được phân phối, được kiểm soát rất gắt gao bằng mã bảo mật để xác nhận.[6] Vì các con số trúng thưởng đã được lên danh sách sẵn từ trước khi chiến dịch được tổ chức nên các số còn lại được các nhà máy đóng chai cho vào tùy ý. Tuy nhiên, trước khi cuộc thi được gia hạn thêm 5 tuần, 800.000 chiếc nắp chai bình thường đã được in số 349 (nhưng không có mã bảo mật).[4][3] Theo lý thuyết, toàn bộ số nắp chai này sau khi đổi thưởng sẽ có giá trị là hơn 32 tỉ đô la Mỹ.[6]

Hàng chục nghìn người Philippines đã đổ xô đến các nhà máy đóng chai của Pepsi để nhận lượng tiền thưởng khổng lồ này.[8] Ban đầu Pepsi đã phản hồi rằng các nắp chai người dân đem đến đã bị in lỗi không có mã xác nhận, do đó những chiếc nắp chai đó hoàn toàn không có giá trị đổi thưởng.[3][4] Hôm sau, đồng loạt các tờ báo đã loan tin rằng con số trúng thưởng kì đó thực tế là 134, điều này càng làm gia tăng thêm sự nhầm lẫn, cũng như rối thêm tình hình bấy giờ.[5] Sau cuộc họp khẩn của các giám đốc điều hành PCPPIPepsiCo vào 3 giờ sáng ngày 27,[4] công ty đã đề nghị mức "thưởng" 500 peso (khoảng 18 đô la Mỹ) cho mỗi chiếc nắp chai "in sai" như một "cử chỉ thiện chí".[9] Lời đề nghị này đã được 486.170[10] người dân chấp nhận. Với mức thưởng này, PepsiCo chỉ phải bỏ ra 8,9 triệu đô la (khoảng 240 triệu peso) để xoa dịu dư luận.[10]

1 trong 3 xe tải của Pepsi đã bị những người biểu tình quá khích đốt cháy.

Tuy nhiên, một số bộ phận người dân sở hữu chiếc nắp "trúng thưởng" đã tỏ thái độ không đồng ý với mức đề nghị của PCPPI. Họ đã thành lập một hội nhóm người tiêu dùng gọi là Liên minh 349. Hội nhóm này đã kêu gọi mọi người tẩy chay các sản phẩm của Pepsi, tổ chức các cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở của PCPPI và Chính phủ. Hầu hết các cuộc biểu tình này đều diễn ra trong hòa bình. Nhưng vào ngày 13 tháng 2 năm 1993, gần 1 năm sau sự kiện trên, một giáo viên và một đứa trẻ 5 tuổi đã thiệt mạng ở Thủ đô Manila bởi một quả bom tự chế[5] ném vào một chiếc xe tải Pepsi.[11] Vào tháng 5 cùng năm, 3 nhân viên của PCPPI đã tử vong sau khi một quả lựu đạn bay vào nhà kho của công ty ở thành phố Davao[12] và phát nổ. Các giám đốc của của PCPPI cũng đã nhận được nhiều lời đe dọa đến tính mạng. Có tới 37 xe tải của công ty đã bị những kẻ này đẩy lật, ném đá hay châm lửa.[4] 1 trong 3 người đàn ông bị NBI (Cục Điều tra Quốc gia) cáo buộc dàn dựng đánh bom đã khai rằng họ đã được Pepsi trả tiền để dàn dựng ra các cuộc tấn công nhằm quy những người biểu tình và Liên minh 349 là những kẻ khủng bố đã thực hiện các vụ việc đẫm máu trên.[5] Thượng Nghị sĩ Gloria Macpagal Arroyo lại cho rằng, các cuộc tấn công trên đã được thực hiện bởi các cơ sở đóng chai đối thủ của Pepsi nhằm lời dụng điểm yếu của PCPPI.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Pepsi Number Fever //www.worldcat.org/issn/0362-4331 http://sc.judiciary.gov.ph/jurisprudence/2007/june... https://www.baltimoresun.com/news/bs-xpm-1993-07-2... https://books.google.com/books?id=UIBzCC0c2McC&pg=... https://books.google.com/books?id=harIxyE4L-sC&pg=... https://www.mentalfloss.com/article/558202/pepsi-n... https://www.nytimes.com/1993/08/18/business/compan... https://www.philstar.com/cebu-news/2006/06/26/3440... https://www.phnompenhpost.com/national/botched-cap... https://archive.seattletimes.com/archive/?date=199...